Tuesday, June 14, 2016

Tản Mạn Về Nước Úc (phần 2)

Tiếng Úc, tiếng Anh giọng Úc phát ngôn cũng hơi đặc biệt.  Chẳng hạn như những âm “ê” trong chữ “today” thì giọng đọc phát âm như “ai” thành như là “to die”.  Dân bên Mỹ mới có chuyện chọc quê dân bên Úc, kể lại một bệnh nhân đến nhà thương, bác sĩ hỏi “When did you come?” thì trả lời là “I come to die” tức là “I come today”.
  Tôi lại nhớ một kỷ niệm vui khác khi lần trước đến ở Melbourne cũng đến hơn hai tuần, mỗi buổi sáng một đôi vợ chồng tín hữu cho tôi được đi đánh tennis cùng họ.  Câu nói đầu tiên tôi hay hỏi là “How are you doing?” thì người vợ cố tình trả lời là “nát bét” tức là “not bad” của tiếng Anh nhưng nghe cái âm phát ra như là nát bét.  Thế là từ đó trở đi tôi mới suy luận rằng hỏi thăm ai mà họ bảo là không có gì lạ, “not bad”, tức là nát bét rồi.  Cuộc đời bình thường hay cuộc đời theo Chúa mà không có gì thú vị, không có gì năng động đúng là nát bét.

Người dân nước Úc thân thiện đến nỗi tôi phải nghĩ ra một câu vè để đối lại với tình cảnh bên Hoa kỳ.  Người Việt ở Little Sài gòn thuộc bang California có câu nói rằng “Bolsa đất chật người đông; Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”.  Trong khi đó ở bên Úc tôi phải nhận định rằng “Xứ Úc đất rộng người thưa; ai cũng vồn vã dù chưa quen mình”.

Nước Úc rất đặc biệt về phương diện an toàn, và tổ chức có tính cách sáng tạo.  Như hôm tôi ra phi trường nội địa để đáp chuyến bay từ Sydney đi Melbourne.  Trước tiên theo giống như bên Mỹ, tôi có thể check in tự lấy thẻ lên tàu và thẻ biên nhận hành lý.  Sau đó tôi lại đến một màn hình khác để tiến hành công việc tự mình check in hành lý.  Màn hình sẽ cho tôi câu hỏi mà trong đó tôi phải scan thẻ biên nhận hành lý, rồi để hành lý lên trên cái belt, cái sợi dây chạy.  Có một cái máy khác chụp hình nhãn hiệu dán ở trên hành lý, rồi sau đó máy sẽ tự động đưa hành lý vào phía trong.  Tiện lợi nhanh chóng vô cùng, nhưng mà có thể vì vậy mà công ty hàng không cắt giảm bớt nhân viên, và không chừng vì thế số người thất nghiệp nhận tiền trợ cấp của chính phủ tăng cao.  Tuy thế tôi lại nghe nói số người thất nghiệp chỉ khoảng dưới 6%.  Thành ra mặc dù cuộc sống có vẻ lè phè, thư giản, thoải mái nhưng người Úc cũng rất có nhiều sáng kiến về công việc hay là tổ chức để hữu hiệu thật là tài tình.  Điều này càng khiến tôi có cảm tình với cái xứ Kangaroo này. 

          Có lần đến khu phố Cabramatta (tương tự như Little Saigon ở California), tôi chụp hình đứng truớc một cửa tiệm với bảng hiệu rất to “Tiệm Thịt ANH TUẤN”.  Đăng tấm hình này lên Facebook, tôi thêm chú thích “Đã có cơ ngơi để tỵ nạn nếu có điều gì bất trắc xẩy ra ở Mỹ.”  Ngay lập tức có người đặt câu hỏi, “Cửa hàng đó bán thịt người có tên là Anh Tuấn?”



Nếu tôi còn trẻ như năm cũ, sẽ tính chuyện di cư sang Úc thật.  Còn bây giờ, sẽ dự định trở lại thăm xứ này ít nhất một năm một lần.  Có ai muốn đi với tôi không?

MS Nguyễn Anh Tuấn

9 comments:

  1. If "that individual" becomes the next President of USA, I shall move and live in Úc. (L0L)

    ReplyDelete
  2. Có tôi là mS Thu muốn đi lắm, nhất là đi với ông Thầy Tuán. Ở Đài Loan lâu cũng thấy chán lắm rồi!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sẽ thông báo cho Mục sư bíêt ngày gìơ chuyện đi sang năm. Có lẽ vào cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba.

      Delete
    2. Sẽ thông báo cho Mục sư bíêt ngày gìơ chuyện đi sang năm. Có lẽ vào cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba.

      Delete
  3. Có tôi, Sơn, học trò MS ở VBTS, môn biển giáo đây MS

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sẽ thông báo cho bíêt ngày gìơ chuyện đi sang năm. Có lẽ vào cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba.

      Delete
    2. Sẽ thông báo cho bíêt ngày gìơ chuyện đi sang năm. Có lẽ vào cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba.

      Delete
  4. Có tôi, Sơn, học trò MS ở VBTS, môn biển giáo đây MS

    ReplyDelete