Tôi được một bạn đồng lao đề nghị rằng tôi nên viết
blog. Sau khi suy tính nhiều, tôi nghĩ cũng
nên viết những gì rất thực tế; những gì áp dụng được trong cuộc sống hằng
ngày. Để làm được điều này, tôi cần phải
nghe, thấy, đọc, học rồi viết. Có nghĩa
là chia sẻ những kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày, nhất là cho thế hệ tiếp
theo.
Nhân tiện suy nghĩ cho bài chia sẻ đầu năm trong Thi-thiên 1:1-2 "Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của người nhạo báng. Nhưng vui thoả về Thánh Luật của Chúa Hằng Hữu và suy gẫm thánh luật ấy ngày và đêm." Chữ "phước" diễn dịch theo thông thường là những điều may mắn, thông suốt, hưng thạnh. Từ này trong chữ Hán bao gồm ba chữ: bộ y, khẩu và điền. Có nghĩa là có cơm ăn, áo mặc, tài sản, ruộng nương là có phước. Đầu năm người ta hay chúc phước cho nhau. Tiếng Anh là Happy New Year, còn người Việt chúng ta hay dùng cụm từ "ngũ phúc lâm môn" (phước, lộc, thọ, an, khang) để chúc nhau vào ngày đầu năm. Nhưng những điều đó chỉ là ước mơ mà thôi, không biết có xảy ra hay không. Có những cái nhìn rất bi quan như là "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" tức là hoạ không chỉ đến một lần nhưng phúc thì không đến hai lần. (Xin đừng bắt chước người bạn tôi giễu là 'cha ông là người trồng nho cho nên ông hay xổ nho'.)
Nhân tiện suy nghĩ cho bài chia sẻ đầu năm trong Thi-thiên 1:1-2 "Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của người nhạo báng. Nhưng vui thoả về Thánh Luật của Chúa Hằng Hữu và suy gẫm thánh luật ấy ngày và đêm." Chữ "phước" diễn dịch theo thông thường là những điều may mắn, thông suốt, hưng thạnh. Từ này trong chữ Hán bao gồm ba chữ: bộ y, khẩu và điền. Có nghĩa là có cơm ăn, áo mặc, tài sản, ruộng nương là có phước. Đầu năm người ta hay chúc phước cho nhau. Tiếng Anh là Happy New Year, còn người Việt chúng ta hay dùng cụm từ "ngũ phúc lâm môn" (phước, lộc, thọ, an, khang) để chúc nhau vào ngày đầu năm. Nhưng những điều đó chỉ là ước mơ mà thôi, không biết có xảy ra hay không. Có những cái nhìn rất bi quan như là "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" tức là hoạ không chỉ đến một lần nhưng phúc thì không đến hai lần. (Xin đừng bắt chước người bạn tôi giễu là 'cha ông là người trồng nho cho nên ông hay xổ nho'.)
Trong
nguyên văn tiếng Hy-bá-lai, là ngôn ngữ của Cựu Ước, theo văn phạm là số nhiều
(bản tiếng Anh dịch là blessings).
Khi Chúa Hằng Hữu ban phước, thì Ngài ban dồi dào, tràn trề đến nỗi
không đếm được. Trong câu 1 chúng ta thấy
cách làm thơ của người Do Thái không giống thơ của người Việt chúng ta. Nó không có vần theo âm như thơ lục bát,
nhưng ý nghĩa câu sau vần theo ý câu trên.
Thí dụ như "con khôn ngoan
làm vui vẻ cha nó; còn đứa ngu muội khinh bỉ mẹ mình." (Châm ngôn
15:20) Thi-thiên 1:1 lặp theo vần giống
ý câu trên. Có một diễn giả viết như thế
này: "Người theo Chúa đi theo kẻ dữ
cho đến khi bị thuyết phục, rồi sau đó ngồi xuống và nghe theo." Kết luận của họ là câu này nói đến giới truyền
thông của chúng ta thời nay. Đối với người
viết điều đó cũng không phải sai, nhưng đi hơi quá xa. Cũng giống như những người chú giải truyện Kiều,
họ giải thích quá xâu sắc và đã đi xa hơn ý của tác giả cho đến nỗi Nguyễn Du
phải dựng mộ ngồi dậy phản đối.
Tóm lại, ý
nghĩa chính ở đây nhắc nhở con dân Chúa phải cẩn thận để không bị chao đảo của
tư tưởng của những người không theo Chúa.
Hoa Kỳ và những nước Tây phương đã đưa ra nhiều đạo luật đi ngược lại với nguyên tắc và thánh luật của lời Chúa. Đó là chưa kể biết bao nhiêu quan niệm và lối sống sai lạc được các hệ thống truyền thông "rao giảng". Báo chí, sách vở, phim ảnh do Hollywood sản xuất đã thuyết phục gần như toàn thể thế giới theo đuổi và thực hành. Đây là một thách thức vĩ đại của con dân Chúa phải có "nội lực thâm hậu" thì mới chống trả được. Có người từng nói rằng: "Gieo một tư tưởng gặt lấy một hành động. Gieo một hành động gặt lấy một thói quen. Gieo một thói quen gặt lấy một định mệnh." Chính vì thế chúng ta phải nuôi dưỡng ý nghĩ và tư tưởng bằng cách nghiền ngẫm lời Chúa.
Muốn được phước
theo ý Chúa, chúng ta cần phải vui thoả trong kinh nghiệm suy gẫm, nghiền ngẫm
lời của Chúa theo như lời nhắn nhủ trong câu số hai. Tiếc thay có nhiều con cái
Chúa không thấy điều này và có người nói khi họ không ngủ được, họ lấy lời Chúa
ra đọc cho dễ ngủ. Chúng ta cần phải được
tập luyện để biết cách học lời của Ngài.
Lời của Chúa như châu ngọc, là chân lý, là ánh sáng soi đường đi. Một minh hoạ để cho thấy lời Chúa giá trị như
thế nào. Trong Thánh Kinh có 200 chỗ nói
đến sự cầu nguyện, nhưng đến 2000 chỗ nói đến việc quản trị tiền bạc. Đức Chúa Trời biết con người chúng ta rất bén
nhậy trong vấn đề tiền bạc, cho nên Ngài nói về việc này nhiều.
Có một câu
nói như thế này: "Một quyển Kinh
Thánh rách nát, dày vò thuộc về một cuộc đời không rách nát."
MS Nguyễn Anh Tuấn
MS Nguyễn Anh Tuấn
No comments:
Post a Comment