Ted Talks
là một chương trình phát hình qua YouTube, bao gồm những bài nói chuyện của những
chuyên viên về mọi lãnh vực trong đời sống con người, bao gồm lãnh đạo, kinh tế,
thương mại và có thể cả chính trị nữa. Một
trong những show tôi xem mới đây (do một
người khác chuyển) đến là bài nói chuyện của Dan Pink. Dan Pink là một tham vấn cho các công
ty. Ở trong bài nói chuyện ngắn này ông đã
đề cập đến lãnh vực động viên, cổ võ, khích lệ nhân viên trong một công ty để
làm việc có kết quả hơn.
Ông đề cập đến hai lãnh vực về khích lệ, cổ võ. Một bên là động viên từ những yếu tố bên ngoài và một bên là động viên, cổ võ từ các yếu tố nội tại từ bên trong. Một hình ảnh mà công ty, các cơ xưởng mà ngay trong các nhà thờ, các đoàn thể hay dùng để khích lệ sự tham gia, sự đóng góp là sự khích lệ phía bên ngoài, chẳng hạn cho phần thưởng, cho bonus, cho tăng lương. Tất cả những cái loại khích lệ đó gọi là cái loại dùng củ cà rốt và cái roi, tức là đe doạ bằng cách trừng phạt hoặc là khích lệ bằng củ cà rốt để con ngựa nó phải chạy. Và Dan Pink cho biết cái lối khích lệ đó lỗi thời rồi. Cho nên bây giờ ông đề cập đến việc khích lệ từ bên trong. Khích lệ thế nào để một người họ thấy say mê, hào hứng với những gì họ làm. Một trường hợp đơn cử là công ty Google. Công ty Google khích lệ các nhân viên của họ xử dụng đến 20% thì giờ trong sở để làm những gì họ thích. Họ tự điều động, tự đặt ra buổi họp, tự phác hoạ kế hoạch đầy đủ tất cả những sáng kiến. Và chính nhờ vào 20% thời gian làm việc có tính cách tự quản như thế mà công ty Google đã phát triển rất mạnh và đã đưa ra biết bao nhiêu những sáng kiến mới mẻ, và khiến công ty này càng ngày trở nên phát đạt.
Ông đề cập đến hai lãnh vực về khích lệ, cổ võ. Một bên là động viên từ những yếu tố bên ngoài và một bên là động viên, cổ võ từ các yếu tố nội tại từ bên trong. Một hình ảnh mà công ty, các cơ xưởng mà ngay trong các nhà thờ, các đoàn thể hay dùng để khích lệ sự tham gia, sự đóng góp là sự khích lệ phía bên ngoài, chẳng hạn cho phần thưởng, cho bonus, cho tăng lương. Tất cả những cái loại khích lệ đó gọi là cái loại dùng củ cà rốt và cái roi, tức là đe doạ bằng cách trừng phạt hoặc là khích lệ bằng củ cà rốt để con ngựa nó phải chạy. Và Dan Pink cho biết cái lối khích lệ đó lỗi thời rồi. Cho nên bây giờ ông đề cập đến việc khích lệ từ bên trong. Khích lệ thế nào để một người họ thấy say mê, hào hứng với những gì họ làm. Một trường hợp đơn cử là công ty Google. Công ty Google khích lệ các nhân viên của họ xử dụng đến 20% thì giờ trong sở để làm những gì họ thích. Họ tự điều động, tự đặt ra buổi họp, tự phác hoạ kế hoạch đầy đủ tất cả những sáng kiến. Và chính nhờ vào 20% thời gian làm việc có tính cách tự quản như thế mà công ty Google đã phát triển rất mạnh và đã đưa ra biết bao nhiêu những sáng kiến mới mẻ, và khiến công ty này càng ngày trở nên phát đạt.
Xem video
này tôi thấy có một bài học chúng ta cần áp dụng cho chính những mục vụ trong hội
thánh. Phần lớn chúng ta đã bắt chước thế
giới bên ngoài một điều mà đã lỗi thời rồi. Đó là dùng một củ cà rốt hoặc là
cái roi để khích lệ tín hữu, khích lệ người khác tham gia công việc Chúa. Chúa Giê-xu có dạy chúng ta rằng chúng ta
cũng nên học những khôn ngoan của loài người, nếu khôn ngoan đó không có gì sai
trái với nguyên tắc Kinh Thánh. Và điều mà
thế giới về thương vụ và doanh nghiệp ở ngoài đã khám phá ra được thật ra vốn
là chân lý có từ lâu rồi, từ trong lời dạy của Chúa, từ trong nguyên tắc của
Kinh Thánh. Đó chính là động lực khiến
cho con dân Chúa thiết tha phục vụ hay theo đuổi một ước mơ nào đó, giống như
Phao-lô đã kinh nghiệm. Ông nói rằng: "tình yêu của Đấng Christ cảm thúc chúng
tôi". Tôi được biết các nữ tu người
công giáo, các bà sơ coi Chúa Giê-xu như là người yêu của họ. Và tôi biết có nhiều người đã cảm nhận tình
yêu của Chúa trong đời sống của mình và xả thân làm được nhiều việc phi thường
mà bình thường chúng ta không bao giờ dám nghĩ đến. Tình yêu là động lực lớn nhất. Và Đức Chúa Trời là tình yêu, Ngài bày tỏ
tình yêu một cách rất là vĩ đại.
Có một tác
giả tên là Francis Chan, một mục-sư người Hoa Kỳ gốc Hồng Kông, viết một quyển
sách tựa đề là Crazy Love (Tình Yêu Điên Cuồng). Ông nói rằng Chúa yêu thương con người một
cách điên cuồng mặc dù chúng ta chẳng xứng đáng gì để yêu cả. Tôi đọc và thấy rằng đúng vậy. Tôi lúc trẻ thường hay có mặc cảm, người thấp
bé, không có gì để thu hút đàn bà, con gái cả.
Nhưng tự nhiên có một cô xinh đẹp nói "I love you" thì tôi nghĩ
chắc cô này điên. Nhưng thật ra Chúa
thương chúng ta hơn như thế nữa. Giăng
3:16 là một câu Kinh Thánh căn bản, nòng cốt đến nỗi có người nói rằng đốt hết
cả Kinh Thánh để lại một câu thôi thì đó
là Giăng 3:16. Câu Kinh văn là dàn bài cho toàn thể nội dung của cả quyển Kinh
Thánh. Có người đề nghị như thế này,
thay vì nói rằng vì Đấng Tạo Hoá thương yêu con người đến nỗi đã ban cho Con
duy nhất của Ngài, thì chúng ta phải đổi là đến nỗi đã hy sinh hay đã giết con
duy nhất của Ngài. Đó là vì không ai có
quyền để bắt Chúa Giê-xu phải chết trên cây thập tự nếu Đức Chúa Cha không cho
phép hay là ra tay. Đọc như thế thì
chúng ta mới thấm thía Chúa yêu con người đến mức như thế nào. Không có cha mẹ nào, dù có cả mười đứa, mà
dám hy sinh một đứa để cứu một kẻ tội đồ.
Thế thì
chúng ta được bài nói chuyện của Dan Pink nhắc nhở. Thực sự chúng ta phải có khái niệm đó từ lâu
trong cuộc đời theo Chúa, trong đường hướng mình muốn phục vụ, trong những ước
mơ vĩ đại chúng ta muốn làm cho nước của Ngài.
MS Nguyễn Anh Tuấn
Xin sửa lại. Source là Daniel Pink? Xin gởi đến MS Tuấn. http://www.ted.com/talks/dan_pink_on_motivation?language=en Cám ơn Mục Sư đề cập đến động cơ thúc đẩy.
ReplyDeleteCảm ơn Chúa vì tình yêu thương vô biên của Ngài. Cảm ơn Mục Sư đã chia sẻ bài viết. Con cảm thấy được nhắc nhở rất nhiều.
ReplyDelete